Câu 31. Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi “Năm châu Phi” vì
A. Liên hợp quốc ra Tuyên bố trao trả độc lập cho các dân tộc. |
B. có nhiều quốc gia châu Phi giành được độc lập nhất. |
C. phong trào độc lập dân tộc ở châu Phi đã thắng lợi hoàn toàn. |
D. hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi sụp đổ. |
Câu 32. Từ năm 1954 – 1962, nhân dân Angiêri đã đấu tranh vũ trang chống lại ách cai trị của
A. thực dân Pháp.
B. đế quốc Mĩ.
C. thực dân Hà Lan.
D. thực dân Anh.
Câu 33. Nội dung nào sau đây là điểm tương đồng giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Đều đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản.
B. Đều giành được độc lập.
C. Chỉ diễn ra dưới hình thức đấu tranh vũ trang.
D. Đều chống lại chế độ độc tài quân sự thân Mĩ.
Câu 34. Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã?
A. Thông qua Hiến pháp tháng 11/1993 ở Nam Phi.
B. Nhân dân Nam Phi xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai).
C. Nước Cộng hòa Nam-mi-bi-a tuyên bố độc lập.
D. Thắng lợi của nhân dân Mô-dăm-bích và Ăng-gô-la.
Câu 35. Đối tượng đấu tranh chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. chế độ phong kiến.
B. chế độ nô lệ.
C. chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
D. chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.