Câu 16. Sự kiện Nenxơn Manđêla trở thành tổng thống Nam Phi (1994) có ý nghĩa như thế nào?
A. Đánh dấu sự chấm dứt của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở châu Phi.
B. Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.
C. Đánh dấu sự bình đẳng của các dân tộc, màu da trên thế giới.
D. Đánh dấu sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Câu 17. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai chịu ảnh hưởng nhiều nhất của các nước nào ở châu Á?
A. Việt Nam, Lào, Campuchia.
B. Trung Quốc, Ấn độ.
C. Việt Nam, Trung Quốc.
D. Trung Quốc, Ấn Độ và Philíppin.
Câu 18. Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở châu Phi được xếp vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vì
A. chế độ phân biệt chủng tộc do thực dân xây dựng và nuôi dưỡng.
B. chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái của chủ nghĩa thực dân.
C. chủ nghĩa phân biệt chủng tộc là con đẻ của chủ nghĩa thực dân.
D. chủ nghĩa phân biệt chủng tộc có quan hệ mật thiết với chủ nghĩa thực dân.
Câu 19. Quốc gia cuối cùng ở châu Phi hoàn thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc là
A. Angiêri.
B. Xu đăng.
C. Nam Phi.
D. Ănggôla.
Câu 20. Nhận định nào sau đây gắn với tên tuổi của Nenxơn Manđêla?
A. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi.
B. Anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa lớn của châu Phi.
C. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.
D. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh xóa bỏ đói nghèo ở Nam Phi.