Câu 21. Đối tượng đấu tranh chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. chế độ phong kiến.
B. chế độ nô lệ.
C. chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.
D. chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
Câu 22. Vào năm 1975, chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã sau thắng lợi của nhân dân
A. Libi, Marốc, Xuđăng.
B. Gana, Ghinê, Nam Phi.
C. Môdămbích, Ănggôla.
D. Marốc, Xuđăng, Ai Cập.
Câu 23. Cho các dữ liệu sau:
1) 17 nước châu Phi được trao trả độc lập.
2) Thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla.
3) Chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai chính thức bị xóa bỏ.
4) Tuynidi, Marốc và Xu đăng giành độc lập.
Hãy sắp xếp các dữ kiện theo thứ tự thời gian về thắng lợi cuộc đấu tranh giành độc lập ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
A. 4, 1, 2, 3.
C. 3, 1, 4, 2.
B. 4, 2, 3, 1.
D. 3, 4, 1, 2.
Câu 24. Hình thức đấu tranh chủ yếu của các nước châu Phi trong cuộc đấu tranh giành độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. bãi công của công nhân.
B. đấu tranh chính trị, hợp pháp và thương lượng.
C. đấu tranh nghị trường.
D. đấu tranh vũ trang.
Câu 25. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng ý nghĩa thắng lợi của phong trào đấu tranh ở Môdămbích và Ănggôla năm 1975?
A. Xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai.
B. Thành lập nước cộng hòa đầu tiên ở châu Phi.
C. Chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cơ bản bị tan rã.
D. Mở đầu thời kì đấu tranh giành độc lập ở châu Phi thế kỉ XX.