1. Đối với nguyên nhân bệnh lý
Nếu trẻ vặn mình do bệnh lý, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện uy tín để được khám chữa càng sớm càng tốt. Bố mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc hay thực hiện các mẹo dân gian tại nhà cho trẻ.
2. Đối với nguyên nhân sinh lý
Trong trường hợp trẻ vặn mình sinh lý, bố mẹ có thể áp dụng một số cách dưới đây:
2.1. Thay tã bỉm khô sạch, êm ái, quần áo rộng thoải mái
Theo nghiên cứu, việc sử dụng tã sạch, khô thoáng và quần áo rộng rãi, thoải mái, có khả năng thấm hút tốt sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn, cải thiện hiệu quả tình trạng vặn mình của trẻ. Đồng thời, bố mẹ nên chú ý thường xuyên vệ sinh phòng ốc, giặt giũ chăn nệm của trẻ nhằm loại bỏ các loại côn trùng, vi khuẩn khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu.
2.2. Xoa dịu bé, để trẻ thoải mái không vặn mình
Khi trẻ vặn mình, bố mẹ có thể ôm trẻ vào lòng, âu yếm trẻ để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Bên cạnh đó, những lời hát ru nhẹ nhàng, tình cảm, xoa dịu hay những lời thỉ thủ trò chuyện cùng trẻ sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn, ấm áp và được che chở hơn.
2.3. Mẹ không nên kiêng khem quá mức
Nhiều mẹ có quan niệm kiêng khem sau sinh hay thực hiện chế độ ăn kiêng để lấy lại vóc dáng thon gọn quá sớm khiến việc ăn uống đủ chất, từ đó, gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa. Vì vậy, mẹ nên chú ý để chế độ dinh dưỡng hằng ngày của mình, ăn uống khoa học, đủ chất nhất là những thực phẩm giàu canxi như tôm, cua … nếu như mẹ không bị dị ứng hải sản….
2.4. Không sử dụng các mẹo lạ để điều trị vặn mình cho bé
Hiện nay, các mẹo chữa vặn mình cho trẻ sơ sinh như xông hơi, chườm nóng hay đắp lá,… vẫn đưa được kiểm định của bác sĩ và có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Do đó, tốt nhất khi trẻ có biểu hiện vặn mình nhiều và không có dấu hiệu giảm dần sau khi đã thực hiện các cách chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ, bố mẹ có thể đưa trẻ đến bệnh viện uy tín để được kiểm tra và hỗ trợ.
2.5. Quan tâm đến cảm xúc của con
Mặc dù vặn mình ở trẻ sơ sinh được đánh giá là một trong những hiện tượng sinh lý bình thường và là cách để trẻ giãn cơ, khớp khi nằm quá lâu trong một chỗ. Đây cũng là cách để trẻ thể hiện sự mệt mỏi, khó chịu hay trẻ đói, tã ướt… Việc chú ý đến cảm xúc của trẻ sẽ giúp bố mẹ lựa chọn cách khắc phục phù hợp hơn.
2.6. Kiểm tra nhiệt độ phòng ở của trẻ
Nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh cũng là yếu tố thường gặp gây ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh, khiến trẻ thường xuyên vặn mình khi ngủ, ngủ không sâu giấc, khó ngủ vào ban đêm. Vì vậy, bố mẹ nên chú ý điều chỉnh nhiều độ phòng phù hợp.
2.7. Kiểm tra trên làn da của trẻ
Tình trạng da mẩn đỏ, viêm loét, nóng rát, bị côn trùng cắn hay các tổn thương trên da,… cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ vặn mình. Do đó, khi trẻ vặn mình, nhất là về đêm, bố mẹ nên kiểm tra làn da của trẻ. Nếu vẫn chưa rõ nguyên nhân, bố mẹ có thể đo thân nhiệt của trẻ (thông qua đường hậu môn) để kiểm tra xem trẻ có sốt hay gặp bất thường không.