Biểu hiện vặn mình ở trẻ được giải thích là do khi trẻ tiếp xúc với môi trường bên ngoài tử cung của mẹ, vỏ não, các tế bào thần kinh và thể vân vẫn chưa phát triển hoàn thiện nên các hoạt động dưới vỏ sẽ chiếm ưu thế hơn. Hiện tượng này được xem là một cách để cơ thể trẻ tập thích nghi với môi trường mới này. (2)
Tuy nhiên, theo chia sẻ của một số chuyên gia, vặn mình ở trẻ em được chia làm 2 nhóm: vặn mình sinh lý và vặn mình do bệnh lý. Tùy thuộc vào các nguyên nhân gây vặn mình, tình trạng này có thể gây ảnh hưởng khác nhau đến sự phát triển của trẻ. Do đó, bố mẹ cần chú ý phân biệt rõ giữa 2 kiểu vặn mình này để có phương hướng khắc phục kịp thời.