Bài viết Lý thuyết Khúc xạ ánh sáng với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Lý thuyết Khúc xạ ánh sáng.
A. Tóm tắt lý thuyết
1. Sự khúc xạ ánh sáng
a) Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
Khúc xạ ánh sáng là hiện tượng lệch phương (gãy) của các tia sáng khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau.
Ta có: SI là tia tới.
I là điểm tới.
N’IN là pháp tuyến với mặt phân cách tại I.
IR là tia khúc xạ.
IS’ là tia phản xạ.
i là góc tới, r là góc khúc xạ.
b) Định luật khúc xạ ánh sáng
- Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới (tạo bởi tia tới và pháp tuyến) và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới.
- Với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới (sini) và sin góc khúc xạ (sinr) luôn không đổi:
2. Chiết suất của môi trường
a) Chiết suất tỉ đối
Tỉ số không đổi trong hiện tượng khúc xạ được gọi là chiết suất tỉ đối n21 của môi trường (2) chứa tia khúc xạ đối với môi trường (1) chứa tia tới.
+ n21 > 1 thì r < i: Tia khúc xạ bị lệch lại gần pháp tuyến hơn. Ta nói môi trường (2) chiết quang hơn môi trường (1).
+ n21 < 1 thì r > i: Tia khúc xạ bị lệch xa pháp tuyến hơn. Môi trường (2) chiết quang kém môi trường (1).
b) Chiết suất tuyệt đối
- Chiết suất tuyệt đối (thường gọi tắt là chiết suất) của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó đối với chân không.
+ Chiết suất của chân không là 1.
+ Chiết suất của không khí gần bằng 1.
+ Các môi trường trong suốt khác đều có chiết suất tuyệt đối lớn hơn 1.
- Hệ thức giữa chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối:
Trong đó:
n1 là chiết suất tuyệt đối của môi trường (2)
n2 là chiết suất tuyệt đối của môi trường (1)
Chú ý:
- Hệ thức giữa chiết suất tỉ đối và vận tốc truyền ánh sáng trong các môi trường:
- Chiết suất của một môi trường:
Trong đó: