1.
- Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ truyện dân gian: Vợ chàng Trương
- So với truyện dân gian đó, tác phẩm của Nguyễn Dữ có điểm khác biệt cơ bản là: về phần kết thúc của câu chuyện:
+ Vợ chàng Trương: Vũ Nương nhảy xuống sông tự vẫn, kết thúc cuộc đời
+ Chuyện người con gái Nam Xương: Vũ Nương nhảy xuống sông nhưng được Linh Phi cứu giúp, sau đó sống sung sướng dưới thủy cung của Linh Phi
2.
- Khi bị chồng nghi oan, Vũ Nương đã bày tỏ lòng mình qua: 3 lời nói
+ (1)"Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp."
+ (2): "Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồn xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa."
+ (3): "Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ."
- Lời nói trên đây là Vũ Nương nói với: Trương Sinh
- Nàng nói như vậy vì: mặc dù đã giãi bày, giải thích về mối nghi ngờ của chồng về việc mình không chung thủy, trong sạch nhưng Trương Sinh vẫn nhất quyết không chịu nghe và tin tưởng. Quá bất lực, buồn bã vì phẩm giá của bản thân bị vấy bẩn, Vũ Nương đã ra bến sống Hoàng Giang than với trời và gieo mình xuống sông
3.
- Khi nói "Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ", Vũ Nương thể hiện sự tuân thủ phương châm hội thoại: phương châm lịch sự ( xưng "thiếp", sử dụng nhiều lần từ "xin", thể hiện thái độ tôn trọng, lịch sự)