Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, trẻ bị sốt xuất huyết vẫn có thể tắm được nhưng cần đảm bảo các yếu tố sau:
Sốt xuất huyết nhẹ (sốt không quá cao): tắm với nước ấm và không được ngâm người trong nước lâu. Tuyệt đối không được tắm nước lạnh cho trẻ bị sốt xuất huyết.
Có thể gội đầu: nhưng cần gội thật nhanh và sấy khô tóc. Và không để tóc ẩm làm cơ thể bị lạnh khiến bệnh tình trở nặng hơn.
Khi sốt xuất huyết bị giảm tiểu cầu: tốt nhất là chỉ lau người bằng khăn ấm. Nếu tắm thì tắm nhẹ nhàng và không kỳ cọ cơ thể mạnh.
Như vậy, "trẻ sốt xuất huyết có tắm được không?" đã có câu trả lời. Đôi khi, vì lo lắng nên không dám cho con tắm hoặc chỉ chọn cách lau người bằng nước ấm. Nhưng giờ đây ba mẹ có thể yên tâm khi tắm cho con dựa theo những yêu cầu trên rồi nhé.
Tuy nhiên, khi sốt xuất huyết nặng hơn, các triệu chứng giảm tiểu cầu, tăng tính thấm ở thành mạch gây xuất huyết ở nhiều mức độ khác nhau:
Xuất huyết màu đỏ ở dưới da hoặc bị bầm tím.
Bé bị chảy máu cam, chảy máu chân răng.
Tình trạng xuất huyết dưới da thường xuất hiện ở mặt trong cánh tay, bụng hay đùi và ở mặt trước cẳng chân.
Sốt xuất huyết bị giảm tiểu cầu cần hạn chế tắm gội là vì tắm gội sẽ khiến thành mạch máu giãn ra, làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Một số trường hợp bắt buộc người bị sốt xuất huyết phải tắm thì nên tắm bằng nước ấm và tuyệt đối không tắm bằng nước lạnh. Vì nước lạnh sẽ làm mạch ngoài da bị co lại, mạch nội tạng giãn ra dẫn đến tăng nguy cơ tử vong lên rất cao.
Tóm lại, tùy thuộc vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ mà trẻ sốt xuất huyết có thể tắm hoặc không. Cẩn thận nhất thì vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ tắm gội.