BL
a, Tre xung phong vào xe tăng đại bác
Tre giữ làng giữ nước giữ mái nhà tranh giữ đồng lúa chín
+ Điệp ngữ:
- Điệp từ "tre" được nhắc lại 2 lần
- Điệp từ "giữ" được nhắc lại 4 lần
+ Nhân hóa: Tre ( xung phong, giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín )
-> Tạo ra cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn, nhấn mạnh công dụng của cây tre.
=> Cây tre trở thành vũ khí đắc lực, có mặt khắp nơi, xông pha tung hoành trong khói lửa: “ Chống lại sắt thép quân thù”, “ xung phong vào xe tăng đại bác”, “giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”. Tre là biểu tượng tuyệt đẹp về đất nước và con người Việt nam anh hùng, về người nông dân cần cù, dũng cảm, giàu tình yêu quê hương, đất nước.
b,
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời trông đất trông mây
Trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng.
+ Điệp ngữ
- Điệp từ: Cấy được nhắc lại 2 lần
- Điệp từ: Trông được nhắc lại 9 lần
-> Điệp ngữ "trông" nhằm thể hiện sự lo lắng trăm bề cực nhọc, vất vả của người làm ra hạt gạo.
-> Điệp ngữ "cấy" nói lên sự khác biệt của mỗi người đi cấy ruộng
=> Chỉ sự lao động vất vả của người nông dân Việt Nam phụ thuộc vào thiên nhiên,thời tiết,đất trời. Nói lên sự vất vả, cực nhọc của người nông dân. Không chỉ riêng họ mà còn cả những con người có số phận không may.