Câu 76. Tại sao gọi là “Trật tự hai cực Ianta”?
A. Vì địa điểm hội nghị diễn ra ở Ianta (Liên Xô).
B. Thế giới đã xảy ra nhiều cuộc xung đột ở Ianta.
C. Hai nước Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng tại Ianta.
D. Tại Ianta, Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng và đại diện cho hai phe.
Câu 77. Nhân tố hàng đầu chi phối nền chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế trong phần lớn thời gian nửa sau thế kỉ XX là
A. cục diện Chiến tranh lạnh.
B. đặc trưng hai cực - hai phe.
C. mối quan hệ Liên Xô - Mĩ.
D. “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ.
Câu 78. Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai là một trật tự thế giới
A. hoàn toàn do chủ nghĩa tư bản thao túng.
B. có sự phân tuyến triệt để giữa hai phe: xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.
C. được thiết lập trên cơ sở các nước tư bản thắng trận áp đặt quyền thống trị đối với các nước bại trận.
D. được thiết lập trên cơ sở các nước thắng trận cùng nhau hợp tác để thống trị, bóc lột các nước bại trận và các dân tộc thuộc địa.
Câu 79. Những quyết định của Hội nghị Ianta đã ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới hai như thế nào?
A. Thế giới hình thành hai hệ thống xã hội đối lập: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
B. Xuất hiện mâu thuẫn Đông – Tây và đi tới tình trạng chiến tranh lạnh.
C. Xuất hiện những cuộc chiến tranh cục bộ ở nhiều khu vực trên thế giới.
D. Hình thành khuôn khổ trật tự thế giới mới: trật tự hai cực Ianta được thiết lập trong những năm 1945 – 1949.
Câu 80. Tại sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội các nước Đồng minh kéo vào Việt Nam dưới danh nghĩa giải giáp quân phát xít Nhật?
A. Âm mưu của các nước nhằm xâm lược Việt Nam.
B. Theo đề nghị giúp đỡ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
C. Theo Hội nghị Ianta (2/1945), Việt Nam vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
D. Hội nghị Pốtxđam (7-8/1945) qui định quyền giải giáp quân đội Nhật thuộc về Anh và Trung Hoa Dân quốc.