Câu 62. Trật tự thế giới hai cực Ianta trong thế kỷ XX là
A. sự sắp xếp, phân bổ quyền lực giữa các cường quốc đứng đầu là Liên Xô và Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. sự đối đầu căng thẳng giữa hai siêu cường Xô và Mỹ trong suốt nửa sau thế kỷ XX.
C. sự phân chia thành quả giữa các nước thắng trận (Liên Xô, Mĩ, Anh) trong Chiến tranh thế giới thứ hai tại hội nghị Ianta.
D. sự thỏa thuận, cân bằng quyền lực về mọi mặt giữa hai cường quốc Liên Xô và Mỹ.
Câu 63. Nhận xét nào sau đây là đúng về điểm giống nhau giữa trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai-Oasinhtơn và trật tự thế giới hai cực Ianta?
A. Phản ánh tương quan lực lượng giữa hai hệ thống chính trị xã hội đối lập.
B. Bảo đảm việc thực hiện quyền tự quyết của các dân tộc.
C. Phản ánh tương quan lực lượng giữa các cường quốc.
D. Giải quyết được mâu thuẫn giữa các nước tham gia chiến tranh thế giới
Câu 64. Nội dung nào sau đây là điểm chung của trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai-Oasinhtơn và trật tự thế giới hai cực Ianta?
A. Được quyết định bởi những nước thắng trận trong chiến tranh.
B. Hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước cùng chế độ chính trị.
C. Bảo đảm việc thực hiện quyền tự quyết của các dân tộc.
D. Có sự phân cực rõ rệt giữa hai hệ thống chính trị xã hội khác nhau.
Câu 65. Nội dung nào sau đây không phải là quyết định của Hội nghị Ianta ( 2-1945)?
A. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
B. Thành lập Tòa án quốc tế để xét xử tội phạm chiến tranh.
C. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
D. Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít.
Câu 66. Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị Ianta là
A. kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai để tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
B. Thành lập tổ chức quốc tế - Liên hợp quốc.
C. Phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận.
D. Giải quyết các hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm.