lop9a1bs2 8/26/2024 9:50:55 PM

Câu 1: Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên?

A. Cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật

B. Nhiệt độ của vật.

C. Khối lượng của vật.

D. Trọng lượng của vật.

Câu 2: Câu nào dưới đây so sánh dẫn nhiệt và đối lưu là đúng?

A. Dẫn nhiệt là quá trình truyền nhiệt, đối lưu không phải là quá trình truyền nhiệt.

B. Trong nước dẫn nhiệt xảy ra nhanh hơn đối lưu.

C. Cả dẫn nhiệt và đối lưu đề có thể xảy ra trong không khí.

D. Dẫn nhiệt xảy ra trong mối trường nào thì đối lưu xảy ra trong môi trường đó.

Câu 3: Nhiệt truyền từ bếp lò đến người đứng gần bếp chủ yếu bằng hình thức:

A. Bức xạ nhiệt B. Đối lưu

C. Đối lưu và bức xạ nhiệt D. Dẫn nhiệt

Câu 4: Thả một miếng nhôm được đun nóng vào nước lạnh. Câu mô tả nào sau đây trái với nguyên lý truyền nhiệt.

A. Nhiệt độ của nhôm giảm đi bao nhiêu thì nhiệt độ của nước tăng lên bấy nhiêu.

B. Nhôm truyền nhiệt cho nước tới khi nhiệt độ của nhôm và nước bằng nhau.

C. Nhiệt năng của nhôm giảm đi bao nhiêu thì nhiệt năng của nước tăng lên bấy nhiêu.

D. Nhiệt lượng do nhôm tỏa ra bằng nhiệt lượng nước thu vào.

Câu 5: Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày cũng bị xẹp?

A. Vì cao su đàn hồi nên sau thổi căng ra, nó tự động co lại.

B. Vì khi mới thổi, không khí còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.

C. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ quả bóng có khoảng cách, nên không khí trong quả bóng có thể lọt ra ngoài.

D. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua màng bóng cao su.

Câu 6: Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Khi nào vật có cả động năng, thế năng và nhiệt năng?

A. Chỉ khi vật đang rơi xuống.

B. Chỉ khi vật đang đi lên.

C. Khi vật đang đi lên và đang rơi xuống.

D. Chỉ khi vật lên tới điểm cao nhất.

Câu 7: Đổ 10 cm3 rượu vào 25cm3nước, ta thu được một hỗn hợp rượu nước có thể tích:

A. Nhỏ hơn 35 cm3 B. Có thể bằng hoặc nhỏ hơn 35 cm3

C. Bằng 35 cm3 D. Lớn hơn 35 cm3

Câu 8: Nhỏ một cốc nước đang sôi vào cốc đựng nước ấm thì nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc thay đổi như thế nào?

A. Nhiệt năng của giọt nước tăng, của nước trong cốc giảm.

B. Nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc đều giảm.

C. Nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc đều tăng.

D. Nhiệt năng của giọt nước giảm, của nước trong cốc tăng.

Câu 9: Để giữ nước đá lâu chảy, người ta thường để nước đá vào các hộp xốp kín vì:

A. Trong xốp có các khoảng chân không nên dẫn nhiệt kém.

B. Trong xốp có các khoảng không khí nên dẫn nhiệt kém.

C. Ở các chất lỏng và chất khí.

D. Hộp xốp kín nên dẫn nhiệt kém.

Câu 10: Khi quả bóng bay lên vị trí cao nhất, thì

A. Động năng lớn nhất B. Thế năng nhỏ nhất

C. Thế năng lớn nhất D. Động năng nhỏ nhất

Câu 11: Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là

A. Cơ năng B. Nhiệt độ

C. Nhiệt năng D. Nhiệt lượng

Câu 12: Trong các tình huống sau đây, tình huống nào cốc sẽ bị nứt?

A. Rót nước sôi đột ngột vào cốc bằng nhôm.

B. Rót nước sôi đột ngột vào cốc thủy tinh trong đó đã để sẵn một thìa bằng bạc hoặc nhôm.

C. Rót nước sôi đột ngột vào cốc thủy tinh dày.

D. Rót nước sôi tù từ vào cốc thủy tinh mỏng.

Câu 13: Năng lượng mặt trời truyền xuống Trái đất bằng:

A. Một cách khác. B. Sự đối lưu.

C. Sự dẫn nhiệt qua không khí. D. Sự bức xạ nhiệt.

Câu 14: Người ta thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. Hãy so sánh nhiệt độ cuối cùng của 3 miếng kim loại trên.

A. Nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất, rồi đến miếng đồng, miếng chì.

B. Nhiệt độ của ba miếng bằng nhau.

C. Nhiệt độ của miếng đồng cao nhất, rồi đến miếng nhôm, miếng chì.

D. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất, rồi đến miếng đồng, miếng nhôm.

Câu 15: Trong các sự truyền nhiệt sau, sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt?

A. Sự truyền nhiệt từ bếp lò tới người đứng gần bếp lò.

B. Sự truyền nhiệt của một đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng.

C. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn điện đang sáng ra khoảng không gian bên trong bóng đèn.

D. Sự truyền nhiệt từ mặt trời tới Trái đất.

Câu 16: Nhiệt lượng của một vật cần thu vào để làm nóng vạt phụ thuộc vào:

A. Thể tích của vật và thời gian đun.

B. Chất cấu tạo nên vật và khối lượng của vật.

C. Thời gian đun vật và khối lượng của vật.

D. Khối lượng, độ tăng nhiệt độ và bản chất của chất cấu tạo nên vật.