Xác định và nêu tác dụng của BPTT so sánh trong các ví dụ sau:
Ví dụ 1:
Mặt trời đến mỗi ngày như khách lạ
Gặp mỗi con người đều muốn ghé môi hôn
* BPTT: So sánh ( mặt trời được so sánh với khách lạ , qua từ " như "
=> Tác dụng :
- Làm cho câu thơ có nhịp điệu, tăng sức gợi hình gợi cảm.
- Làm sinh động hình ảnh mặt trời được nhắc đến trong câu thơ
Ví dụ 2:
Mẹ nhặt lá cho mùa thu rụng xuống
Vai mẹ gầy như mảnh trăng cong.
- So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng:
* BPTT : So sánh ( vai mẹ được so sánh với mảnh trăng cong, qua từ " như")
=> Tác dụng :
- Làm cho câu thơ có nhịp điệu, tăng sức gợi hình gợi cảm
- Sử dụng hình ảnh "vai mẹ gầy " để nhấn mạnh sự hi sinh , vất vả , cực nhọc của mẹ.
Ví dụ 1:
Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
Em đứng bên đường như quê hương
Vai áo bạc, quàng súng trường.
* BPTT : So sánh ( Em đứng bên đường được so sánh với quê hương , qua từ" như" )
=> Tác dụng :
- Làm cho câu thơ có nhịp điệu, tăng sức gợi hình gợi cảm
- Nhấn mạnh vẻ đẹp của người con gái thanh niên xung phong đứng bên đường với vẻ đẹp bình dị, tươi tắn .
Ví dụ 2:
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay.
* BPTT : So sánh ngang bằng
- Qua hai câu thơ :
+ Quê hương là chùm khế ngọt( quê hương được so sánh với chùm khế ngọt , qua từ " là")
+ Quê hương là dường đi học( quê hương được so sánh với đường đi học , qua từ "là")
=> Tác dụng:
- Làm cho câu thơ có nhịp điệu, tăng sức gợi hình gợi cảm
-Thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của nhà thơ
- Làm cho hình ảnh quê hương trở nên gần gũi , thân thuộc hơn.