Bác sĩ đa khoa là một công việc đáng mơ ước, vô cùng hấp dẫn nhưng đòi hỏi cao về trình độ chuyên môn và năng lực của các cá nhân có mong muốn theo đuổi ngành nghề bác sĩ. Đây là một ngành học có điểm chuẩn đầu vào và tỷ lệ chọi cao.
Để giúp bạn chuẩn bị tâm lý vững vàng trước khi dấn thân vào nghề này, cùng Glints tìm hiểu kỹ hơn qua những nội dung ở bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
- Bác sĩ đa khoa là gì?
- Bác sĩ đa khoa học mấy năm?
- Một số thắc mắc liên quan đến ngành Y đa khoa
- Cơ hội nghề nghiệp
- Nghề bác sĩ đa khoa có thu nhập cao hay không?
- Lời kết
Bác sĩ đa khoa là gì?
Bác sĩ là một thuật ngữ trong ngành Y đã rất quen thuộc với nhiều người, được sử dụng với những ai đang làm công việc cứu chữa bệnh cho con người.
Họ là những người được cấp giấy phép hành nghề hợp pháp, và được pháp luật xác nhận. Bác sĩ chỉ được hành nghề trong phạm vi giấy phép cấp phát và ở trong phạm vi đào tạo chuyên ngành của mình.
Còn Bác sĩ đa khoa hay còn gọi là bác sĩ tổng quát là những người đảm nhận các công việc điều trị các bệnh mãn tính và cấp tính, họ sẽ đưa ra các biện pháp phòng bệnh và phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân và kê thuốc cho người bệnh.
Khác với những bác sĩ ở khoa khác, bác sĩ đa khoa sẽ khám bệnh cho các bệnh nhân với những phương pháp tiếp cận toàn diện nhất, tất cả các thể trạng của người bệnh, từ môi trường sống đến cả về tâm lý xã hội nơi bệnh nhân đang sinh sống.
Ngoài ra, Bác sĩ đa khoa còn có nhiệm vụ chẩn đoán sơ bộ để phát hiện sớm và giới thiệu cho bệnh nhân đến thăm khám bệnh và hướng dẫn họ cách chăm sóc sức khỏe, cách phòng bệnh hoặc nên thăm khám để thực hiện tiêm chủng.
Bác sĩ đa khoa là gì?
Bác sĩ đa khoa học mấy năm?
Để trả lời cho câu hỏi “Bác sĩ y đa khoa học mấy năm?”, trước tiên phải làm rõ vấn đề đang được quan tâm, cần giải đáp đó là “Có phải bác sĩ phải học trên 6 năm mới phù hợp với xu thế trên thế giới?”.
Đối với thông tin này, PGS.TS Trần Hùng hiện đang là phó hiệu trưởng Đại học Y Dược TP.HCM, ông cho biết, một bác sĩ đa khoa có đủ điều kiện hành nghề thì phải học với thời gian trên 6 năm là không phải điều gì lạ lẫm. Việc này được bàn trong các hội nghị hiệu trưởng của các trường Đại Y và hội thảo đổi mới chương trình đào tạo, giảng dạy ngành Y đa khoa trong nước theo hướng hội nhập quốc tế của Bộ Y tế.
Ông cũng nói thêm, với chương trình đào tạo Y khoa ngày nay các sinh viên Y chỉ học 6 năm là được cấp bằng tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, nhưng họ vẫn chưa đủ kỹ năng thực hành cũng như điều kiện để hành nghề.
Các bạn sinh viên học tập tại các trường y hay các bác sĩ trẻ mới tốt nghiệp ra trường, họ cần phải được đào tạo thêm về nghiệp vụ, ít nhất là từ 18 tháng trở nên, từ đó họ mới có khả năng thực hiện nhiệm vụ trong vai trò của một bác sĩ đa khoa và tiếp theo đó họ mới được cấp chứng chỉ hành nghề.
Còn việc đào tạo để trở thành các bác sĩ chuyên khoa phải cần một khoảng thời gian dài hơn, trung bình cũng phải là 3 năm. Đây cũng là một cách thức đào tạo chung trên toàn thế giới.
Một số thắc mắc liên quan đến ngành Y đa khoa
Như đã nói ở trên, trong bài viết này Glints sẽ giải đáp những thắc mắc xoay quanh công việc của Bác sĩ đa khoa, dưới đây là một số câu hỏi thường nhận được nhiều sự quan tâm:
Bác sĩ đa khoa thi khối gì? Bao nhiêu điểm?
Đối với ngành Y đa khoa tại các trường Đại học, thường sẽ xét tuyển với những khối học sau:
- A00: tổ hợp các môn Toán học, Vật Lý, Hóa học
- B00: tổ hợp các môn Toán học, Hóa học, Sinh học
Trước đây, trong kỳ thi tuyển sinh Đại học các thí sinh chỉ được lựa chọn thi hai khối học trên để vào được trường Y, nhưng để bắt kịp xu thế hiện nay và muốn mở thêm cơ hội chiêu sinh thêm nhiều nhân tài, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã mở rộng thêm nhiều khối xét tuyển, đó là:
- A16: tổ hợp các môn Toán, KHTN, Ngữ văn
- A02: tổ hợp các môn Toán, Vật Lý, Sinh học
- B01: tổ hợp các môn Toán, Sinh học, Lịch sử
- B03: tổ hợp các môn Toán, Sinh học, Ngữ văn
- B04: tổ hợp các môn Toán, Sinh học, GDCD
- D08: tổ hợp các môn Toán, Sinh học, tiếng Anh
- D90: tổ hợp các môn Toán, KHTN, tiếng Anh
Ngành Y luôn là ngành học trọng điểm ở mỗi quốc gia và nó luôn có điểm chuẩn đầu vào tương đối cao. Với các trường Đại học đang đào tạo ngành y đa khoa top đầu, sẽ có điểm chuẩn dao động trong khoảng 25 đến 29 điểm.
Còn những trường đào tạo bác sĩ đa khoa vị trí thấp hơn như hệ cao đẳng hoặc trung cấp, điểm chuẩn ngành y đa khoa các trường đó là khoảng 16 đến 18 điểm.
Chi phí học làm bác sĩ
Bác sĩ y đa khoa là một ngành nghề đặc thù, cần rất nhiều thời gian học tập tại các cơ sở chuyên đào tạo ngành này. Bởi thời gian đào tạo dài nên giáo trình, các dụng cụ học tập và thực hành cần phải sử dụng nhiều. Vì vậy mà ngành Y đa khoa là ngành có học phí tương đối cao so với các ngành nghề khác.
Ngoài ra, còn tùy thuộc vào từng đơn vị đào tạo mà mức học phí sẽ có sự khác nhau. Trung bình học phí của Y đa khoa thường dao động từ 14.3 – 65 triệu đồng/năm.
Đối với các trường dân lập, mức học phí lại có sự chênh lệch khá lớn, điển hình là trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng có mức học phí là 990 triệu cho 6 năm học.