-Ở hiền gặp lành:
- Ở hiền: Là sống lương thiện, không vụ lợi hay toan tính việc làm hại đến ai. Người ở hiền thường xem lợi ích của người khác giống như lợi ích của bản thân nên luôn đối xử rất tử tế với mọi người. Người hiền lành xuất phát từ cái tâm trong sạch, trí tuệ khôn ngoan và biết mình đang làm những điều tốt để giúp đời mà chẳng suy nghĩ gì đến việc được báo đáp.
- Gặp lành: Là kết quả của việc chúng ta đã sống lương thiện, sẽ gặp được nhiều điều may mắn và tốt đẹp trong đời. Điều này không phải nói đến việc của những người mà chúng ta đã giúp đỡ sẽ trả ơn, mà là khi chúng ta giúp người thì cũng có người khác giúp đỡ ta trong những trường hợp khác. Việc lành chính là kết quả mà con người sau khi đã gieo nhân tốt sẽ gặt được trái ngọt.
-Tốt gỗ hơn tốt nước sơn:
+Nghĩa đen: đối với đồ vật làm từ gỗ, thì chất lượng gỗ tốt quan trọng và cần thiết hơn một lớp sơn đẹp ở bên ngoài
+ Nghĩa bóng:Gỗ ẩn dụ cho những nét tính cách, phẩm chất bên trong của một con người
Nước sơn ẩn dụ cho đặc điểm ngoại hình, trang phục bên ngoài của một con người
→ Ý chỉ tính cách, nội tâm bên trong quan trọng hơn vẻ đẹp bên ngoài
⇒ Câu tục ngữ bàn về tầm quan trọng của vẻ đẹp nội tâm, tính cách, phẩm chất con người.
-Ăn vóc học hay: Có thể nói “ăn vóc học hay” chính là một quan niệm sống mà các bậccha mẹmuốn con mình đạt được trong cuộc sống. Cha mẹ mỗi ngày đều làm lụng rất vất vả kiếm tiền cũng chỉ mong con cái của mình có được một cuộc sống tốt hơn. Và tiền của cha mẹ được sử dụng với mục đích chính là để con cái được ăn học,khỏe mạnh, khôn lớn và thành tài.
-Học thầy không tày học bạn:
+Nghĩa đen: có nghĩa là trong một vài trường hợp việc học từ những người thầy cô giáo sẽ không hiệu quả bằng việc học từ những người bạn.
+Nghĩa bóng: câu tục ngữ này lại có một tầng nghĩa khác đó chính là ngoài việc chúng ta học những kiến thức ở trường từ các thầy cô giáo thì nên học tập từ nhiều nguồn khác nhau như: Anh chị, ông bà, bạn bè…những người bạn đôi khi họ sẽ là người gần gũi hơn với chúng ta so với các thầy cô giáo.
-Học một biết mười: thiên phú bẩm sinh, sự nỗ lực không ngừng nghỉ
-Máu chảy ruột mềm: những người trong gia đình sẽ có tác động đến nhau. Giữa các thành viên luôn tồn tại sự gắn kết vô hình mà đôi khi chỉ trong hoạn nạn mới thấy rõ. Đó là tình yêu thương, là tình cảm ruột thịt vô giá khó sánh được.
-Mèo mả gà đồng:
- Mèo mả: Ý chỉ những chú mèo hoang không nơi nương tựa cho nên chúng thường phải đi lang thang kiếm ăn, đặc biệt là những khu nghĩa địa. Vì thế, vế này dùng ý chỉ bản tính của những con “mèo mả” để ám chỉ sự tùy tiện, ăn vụng không quy củ.
- Gà đồng: Gà đồng là những con gà thường sinh sống một mình rất khác so với tập tính sống theo đàn của gà vườn. Vì thế, vế này dùng để chỉ bản tính trái lẽ thường và khó chấp nhận.
-Hứa hươu hứa vượn: Giữ lời hứa là một đức tính tốt đẹp mà mỗi chúng ta đều nên giữ gìn và phát huy. Thế nhưng, trong thực tế không phải ai cũng biết giữ chữ tín và làm đúng theo lời hứa mà mình đã nói. Bởi thế, dân gian mới có câu “Hứa hươu hứa vượn” như một lời nhắc nhở rằng lời hứa rất quan trọng, đừng vội trao lời hứa rồi lại quên đi dễ dàng.
-Ăn cỗ đi trước lội nước đi sau:
– “Ăn cỗ đi trước”: Hành động khi có lễ hội, có đám tổ chức ăn uống thì phải đến sớm thì bàn cỗ còn đầy, đồ còn mới. Nếu đến trễ thì bàn cỗ không còn tươm tất, thậm chí là bị thiếu phần.
– “Lội nước theo sau”: Ám chỉ việc đường đi dưới nước ta không thể nhìn rõ nơi nào có đá ghềnh cọc nhọn, có hỗ trũng hay bằng phẳng. Vì vậy, tốt nhất là nên đi sau để đảm bảo an toàn cho bản thân và hạn chế rủi ro.
-Lá lành đùm lá rách
- Nghĩa đen: khi dùng chiếc lá này rách, ta có thể dùng lá lành hơn đùm lá rách lại.
- Nghĩa bóng: "lá lành” là người có cuộc sống giàu có, thuận lợi và yên ổn, còn "lá rách” là người có cuộc sống nghèo khó, khổ cực và khó khăn.
→ Câu tục ngữ muốn khuyên ta nên yêu thương con người, đùm bọc họ khi họ khó khăn, gian khổ.