dienvy2707 6/9/2024 10:47:02 AM

Câu 1: Một trong những hình thức mà người xưa lưu giữ và truyền lại cho thế hệ sau những truyền thống, tri thức, khát vọng khi chưa có ghi chép, thư tịch, nghiên cứu là

A. khắc họa trên vách đá, đồ vật.

B. lưu trữ tư liệu sản xuất hàng ngày.

C. ghi chép lại những gì đã diễn ra.

D. nghiên cứu, khắc họa trên đồ vật.

Câu 2: Hình thức nào không phải cách người xưa lưu giữ, truyền lại cho thế hệ sau những truyền thống, tri thức, khát vọng khi chưa có ghi chép, thư tịch, nghiên cứu?

A. Khắc họa trên vách đá, đồ vật.

B. Ghi chép lại những gì diễn ra.

C. Khắc họa trên đồ vật.

D. Thực hành các nghi lễ.

Câu 3: Trong cuộc sống hàng ngày, con người cần phải thực hiện yếu tố nào sau đây để định hướng cho tương lại?

A. Không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu và khám phá lịch sử.

B. Nhận thức sâu sắc về những gì diễn ra ở cuộc sống hiện tại.

C. Vận dụng kinh nghiệm từ quá khứ vào cuộc sống hiện tại.

D. Phát huy những giá trị truyền thống của lịch sử dân tộc.

Câu 4: Cơ hội nào thôi thúc lớp người đi sau tham gia tìm tòi, khám phá lịch sử?

A. Sự phát triển của khoa học - công nghệ hiện đại ngày nay.

B. Những khoảng trống và những bí ẩn trong nghiên cứu lịch sử.

C. Xu thế hội nhập và không ngừng phát triển của thế giới hiện nay.

D. Xu thế toàn cầu hóa và giao lưu văn hóa giữa các quốc gia dân tộc.

Câu 5: Nội dung nào không phải là tác dụng trong việc khám phá và nghiên cứu lịch sử?

A. Hiểu biết được những thành tựu và văn minh nhân loại.

B. Hiểu biết được những kinh nghiệm quý báu từ lịch sử.

C. Rút ra những bài học có giá trị từ lịch sử.

D. Tạo ra một kho tàng tri thức cho nhân loại.

Câu 6: Yếu tố nào là quan trọng nhất khi tiếp thu những thành tựu văn hóa nhân loại?

A. Tiếp thu một cách toàn diện.

B. Chủ động, linh hoạt và sáng tạo.

C. Chủ động tiếp thu có chọn lọc.

D. Chọn lọc và chỉnh sửa cho phù hợp.

Câu 7: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói đến việc: trong cuộc sống hàng ngày chúng ta đã và đang bắt gặp lịch sử ở khắp mọi nơi?

A. Lịch sử hiện hữu trong mỗi nếp nhà.

B. Lịch sử hiện hữu trên từng con phố.

C. Lịch sử hiện hữu trong mỗi bản làng.

D. Lịch sử hiện hữu trong từng bài học.

Câu 8: Nội dung nào không phải là hình thức tìm hiểu và học tập lịch sử bằng hoạt động thực tế?

A. Nghe kể những câu chuyện lịch sử.

B. Tham quan các khu tưởng niệm.

C. Tham quan các di tích lịch sử.

D. Tham quan các bảo tàng lịch sử