Được đánh giá là bệnh lành tính nhưng nếu không điều trị đúng và kịp thời, thủy đậu ở trẻ nhỏ có thể để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm như: (3)
- Nhiễm trùng da và mô mềm do vi khuẩn
- Viêm phổi
- Viêm gan
- Viêm não, mất điều hòa tiểu não
- Thủy đậu xuất huyết
- Nhiễm trùng máu
- Viêm khớp
Bác sĩ Kim Thoa cho biết khi phụ nữ mang thai bị bệnh thủy đậu, thai nhi cũng có thể bị ảnh hưởng. Tác động đến em bé sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm cả việc mẹ đang mang thai bao nhiêu tuần.
- Nếu mẹ bị nhiễm bệnh trong 20 tuần đầu, trẻ sinh ra có nguy cơ bị thủy đậu bẩm sinh, bao gồm: dị tật ở mắt, các vấn đề về thần kinh ( đầu nhỏ, mù, chậm phát triển, co giật), sẹo da và các chi bị teo nhỏ.
- Nếu người mẹ bị nhiễm bệnh trong khoảng thời gian từ 20 đến 36 tuần, em bé có nguy cơ mắc bệnh zona khi còn nhỏ.
- Nếu người mẹ bị nhiễm bệnh hoặc phát ban trong vòng 5 ngày trước khi cho đến 2 ngày sau sinh, trẻ sơ sinh có thể mắc bệnh thủy đậu
Bên cạnh đó với những trường hợp từng mắc thủy đậu, siêu vi này sẽ tồn tại trong cơ thể suốt đời và nhiều năm sau, siêu vi này có thể gây ra một căn bệnh khác có tên là giời leo hay zona, bệnh này gây nổi sảy trên da thành từng vùng có bọc nước. Việc tiếp xúc với mụn nước của người bệnh giời leo có thể khiến người chưa từng bị hoặc chưa tiêm chủng ngừa thủy đậu mắc thủy đậu.