1) Viết phương trình phản ứng khi cho Na2CO3, Al, Ba(OH)2, AgNO3 tác dụng với dung dịch CuCl2.
2) Viết 3 phương trình phản ứng trực tiếp điều chế FeCl2 từ dung dịch HCl.
3) Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
a) Al ⟶ Al2O3⟶ Al2(SO4)3⟶ AlCl3⟶ Al(NO3)3
b) Fe ⟶ Fe2(SO4)3⟶ FeCl3⟶ Fe(OH)3⟶ Fe2O3
c) CaCO3⟶CaO ⟶ CaCl2⟶ CaSO3⟶ CaSO4
d) K2CO3⟶K2SO4⟶ KOH ⟶ KCl ⟶ KNO3
4) Hoàn thành các phản ứng sau:
a) CuO + HCl ⟶
b) Na2CO3 + CaCl2⟶
c) AlCl3 + NaOH ⟶
d) CaCO3 + H2SO4 ⟶
5) Hoàn thành các phản ứng sau:
a) SO3 + H2O ⟶
b) CaO + H2O ⟶
c) Ba(OH)2 + H2SO4⟶
d) Cu + H2SO4 đặc t°
6) Bằng phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau:
a) NaCl, KOH, Ba(OH)2, H2SO4
b) K2SO4, NaOH, HCl, H2SO4
c) BaCl2, NaCl, HCl, H2SO4
d) Ca(OH)2, KOH, KCl, Na2SO4
e) NaOH, H2SO4, Ba(OH)2, HCl
7) Hòa tan 8g NaOH trong 50ml dung dịch HCl (vừa đủ).
a) Tính khối lượng muối thu được.
b) Tính nồng độ dung dịch HCl đã dùng.
c) Tính nồng độ dung dịch sau phản ứng.
8) Cho 50g dung dịch AgNO3 17% tác dụng vừa đủ với 20g dung dịch HCl.
a) Tính khối lượng kết tủa sinh ra.
b) Tính nồng độ phần trăm dung dịch HCl đã dùng.
c) Tính nồng độ dung dịch sau phản ứng.
9) Cho 50g dung dịch FeCl3 16,25% với 50g dung dịch KOH (vừa đủ). Tính:
a) Khối lượng kết tủa sinh ra.
b) Nồng độ phần trăm dung dịch KOH đã dùng.
c) Nồng độ phần trăm dung dịch sau phản ứng.
10) Nung 11,76g Cu(OH)2 đến khối lượng không đổi thu được chất rắn A. Hòa tan hết A bằng 100ml dung dịch H2SO4 thu được dung dịch B.
a) Tính khối lượng chất rắn A.
b) Tính nồng độ mol dung dịch H2SO4 đã dùng.
c) Tính nồng độ mol dung dịch B.